Lượt xem 1058
Giá: 0 VND
Đặc tính giống:
- Cây khỏe, sinh trưởng tốt.
- Thu hoạch: 42 - 44 ngày sau gieo, trái rộ và thu bền.
- Trái dài: 25 - 28 cm, dạng trái đẹp, màu xanh đốm sao, thịt trái xanh nhạt, trái chắc, chậm lên phấn, dễ vận chuyển đi xa.
- Năng suất cao: 12 - 15 kg/cây.
- Phù hợp trồng vào mùa mưa.
1. Gieo trực tiếp vào bầu
- Chuẩn bị bầu gieo hạt có môi trường trộn 2 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần đất, lắp kín hạt và luôn giữ độ ẩm (80–85%) cần thiết để hạt nảy mầm.
- Sau 4-6 ngày hạt nảy mầm (nếu trời lạnh có thể che khu vực gieo cây bằng nilông trắng cho cây đỡ lạnh), sau 14-18 ngày (cây có 2 lá thật) có thể đem trồng ngoài ruộng.
2. Ngâm ủ trước khi gieo
- Lấy 2 phần nước sôi (95–100oC) pha với 3 phần nước giếng hoặc nước máy (25–30oC), cho ra nước ấm 50–52oC.
- Cho hạt giống vào nước ấm đã chuẩn bị, ngâm từ 6–8 tiếng.
- Vớt hạt đã ngâm, để ráo, trải mỏng vào khăn lông hoặc áo thun (hoặc loại vải có khả năng giữ ẩm, vắt vừa đủ ẩm 80–85%), sau đó đặt hạt ủ vào nơi có ít ánh sáng, ấm (khoảng 28–30oC).
- Nếu trời lạnh nên ủ vào chỗ ấm hoặc thắp điện. Sau khi ủ 22–24 tiếng nên rửa lại hạt trong nước ấm rồi ủ tiếp. Khoảng 40–48 giờ sau ủ hạt sẽ nảy mầm, bà con có thể giao trực tiếp ra ruộng hoặc vào bầu.
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Khoảng cách & mật độ trồng
- Bò giàn:
- Cây cách cây: 0,6-0,8 m
- Hàng cách hàng: hàng đơn: (1,8–2,2) m -- hàng đôi: (3,6–4,4) m
- Mật độ: 570–800 cây/1.000 m² (7–9 gói).
- Bò đất (hàng đôi):
- Cây cách cây: (0,6–0,8) m
- Hàng cách hàng: (6–7) m
- Mật độ: 360–480 cây/1.000 m² (5–6 gói).
*Lưu ý:
- Khoảng cách & mật độ trồng tùy thuộc vào thời vụ và cách chăm sóc.
- Không bấm ngọn tỉa chèo.
- Vôi nên rải cùng lúc với cày bừa đất (khoảng 10–12 ngày trước khi trồng).
2. Phân bón
Loại phân và lượng phân bón tùy thuộc vào từng loại đất. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao, đề nghị bà con tham khảo và áp dụng như sau:
*Phân bón cho 1.000m²:
Phân chuồng: 3m3 |
Urê: 22 kg |
Vôi: 100 kg |
NPK (16-16-8): 30 kg |
Super lân: 30 kg |
Nitrophoska (15-15-15): 23 kg |
KCl: 22 kg |
DAP: 8,5 kg |
*Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và Super lân, Nitrophoska (11 kg), KCl (7 kg).
- Tưới dặm: 5 ngày sau trồng (NST), pha loãng 1kg DAP với 400-500 lít nước.
- Bón thúc sinh trưởng: 10, 20, 30 NST: 2,5 kg Ure + 4 kg Nitrophoska + 2,5 kg DAP.
- Bón nuôi trái: Để đạt được năng suất tối đa, bà con nên chia lượng phân còn lại bón định kỳ 3-5 ngày/lần.
- Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, đục lỗ sâu 5 - 6 cm để bón. Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ, lấp đất để tăng hiệu quả sử dụng của phân bón.
III. Phòng trừ sâu bệnh hại
1. Sâu hại:
- Dế, sâu đất, sùng đất: Thường xuất hiện vào giai đoạn cây con. Sử dụng Basudin hoặc Vibasu liều lượng 1 - 1,5kg/1.000m2, rải dọc theo luống trồng hoặc rải vào hốc sau khi gieo.
- Ruồi đục trái: Sử dụng Confidor, Ofatox, Polytrin, dùng Vizubon làm bẫy dẫn dụ.
- Sâu xanh, sâu khoang: Sitto Password, Cymbush, Karate, Fenbis, Polytrin, Decis, Sherpa,…
- Bọ trĩ (rầy lửa, bù lạch), rầy mềm: Chích hút làm cây suy yếu và truyền bệnh virut. Cần quan sát kỹ để phát hiện sớm và luân phiên sử dụng các thuốc: Regent, Radiant, Vertimec, Confidor, Mospilan, Admire, Oncol, Supracide, Actara,... Nên phun kỹ ở mặt dưới lá.
2. Bệnh hại:
- Bệnh thán thư: Sử dụng luân phiên các loại thuốc: Score, Topsin, Revus Opti, Antracol, Ridomil, Bavistin, Dithane,..
- Nứt thân xì mủ: Sử dụng luân phiên các loại thuốc: Topsin M, Mataxyl, Phytocidde, Manzate, Metalaxyl, Mancozeb, Copper-zinc. Hạn chế bón phân đạm.
- Bệnh virut: Phòng bệnh bằng cách diệt trừ sớm các loại côn trùng chích hút như: bọ trĩ, rầy mềm,.. Thường xuyên thăm ruộng sớm để phát hiện và nhổ bỏ cây bệnh nhằm tránh lây lan cho các cây khỏe./.
![]() |
Hạt Giống Tahi cam kết đồng hành và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, vì chúng tôi hiểu rõ rằng: uy tín & chất lượng sản phẩm là sự sống còn của Tahi. |
Địa chỉ : 50A Trương Quốc Dung, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline : 0365 030 166
Email : tahiseeds@gmail.com
Website: www.tahiseeds.com